Danh sách bài viết

Tìm thấy 28 kết quả trong 0.5109589099884 giây

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 (Đề số 7)

Lịch sử

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 (Đề số 7)

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 - (Đề số 7)

Lịch sử

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 - (Đề số 7)

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 7)

Lịch sử

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 7)

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 7)

Lịch sử

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 7)

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 7)

Lịch sử

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 7)

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 7)

Lịch sử

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 7)

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 7)

Lịch sử

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 7)

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 7)

Lịch sử

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 7)

Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật lí lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 7)

Vật lý

Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 12 năm học 2022 - 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 12.

Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật lí lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 7)

Vật lý

Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 12 năm học 2022 - 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 12.

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 7 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1

Văn học

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 7 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút kì I

Văn học

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút kì I

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 7

Văn học

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 7

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 7

Văn học

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 7

Đề ôn tập học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 7

Văn học

Đề ôn tập học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 7

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 7

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 7

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 12

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không phải do tác động của biển? A. Hạn hán.                     B. Đất pha cát. C. Nhiều thiên tai.            D. Mưa nhiều. Câu 2: Giải pháp hợp lí nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay là A. mở rộng và bảo vệ các vườn quốc gia. B. cấm nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép. C. tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân. D. cấm khai thác. Câu 3: Khác nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là: A. Hướng địa hình. B. Hướng nghiêng địa hình. C. Độ cao. D. Độ cao và hướng địa hình. Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia trên vùng biển? A. 3                                  B. 9 C. 11                                D. 8 Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em cho biết rừng ngập mặn có diện tích nhiều nhất ở vùng nào? A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đông Nam Bộ C. Đồng bằng Sông Cửu Long D. Đồng bằng Sông Hồng Câu 6: Trở ngại lớn nhất mà Biển Đông gây ra với nước ta là A. bão nhiệt đới. B. nghèo sinh vật và khoáng sản. C. sóng thần. D. sạt lở bờ biển. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta? A. Mạng lưới dày đặc. B. Hướng chảy chủ yếu Tây Bắc – Đông Nam. C. Chế độ nước thay đổi theo mùa.  D. Giàu phù sa. Câu 8: Khí hậu nước ta không khắc nghiệt như nhiều nước cùng vĩ độ là do A. biển cung cấp độ ẩm.  B. vĩ độ địa lí. C. kinh độ địa lí. D. dải hội tụ nhiệt đới. Câu 9: Với bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980-2010 (Nguồn:Niên giám thống kê 2011) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện đồng thời cả diện tích và sản lượng lúa của nước ta từ năm 1980 đến năm 2010 là A. biểu đồ dạng cột nhóm. B. biểu đồ kết hợp. C. biểu đồ miền.  D. biểu đồ đường (đồ thị). Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết hệ thống sông nào có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam? A. Hệ thống sông Mê Công. B. Hệ thống sông Hồng. C. Hệ thống sông Thái Bình. D. Hệ thống sông Đồng Nai. Câu 11: Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới vào năm A. 2007.                           B. 2006. C. 2005.                           D. 2000. Câu 12: Với bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2014  (Đơn vị: tỉ đồng)   (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015) Để thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế qua hai năm, biểu đồ thích hợp nhất là A. biểu đồ cột chồng. B. hình tròn bán kính bằng nhau. C. hình tròn bán kính khác nhau. D. biểu đồ miền. Câu 13: Cho số liệu: Tình hình diện tích rừng nước ta thời kì 1983 – 2012 A. Độ che phủ rừng tăng lên. B. Diện tích tăng nhưng chất lượng rừng bị suy giảm. C. Diện tích rừng trồng tăng nhanh. D. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều giảm . Câu 14: Đỉnh núi cao nhất nước ta thuộc A. vùng núi Tây Bắc. B. vùng núi Trường Sơn Nam. C. vùng núi Đông Bắc.  D. vùng núi Trường Sơn Bắc. Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Các miền tự nhiên (trang 13,14), em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất vùng Đông Bắc A. Pu Tha Ca                   B. Tây Côn Lĩnh C. Kiều Liêu Ti                 D. Phan-xi-pan Câu 16: Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do A. địa hình nhiều đồi núi. B. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa Đông bắc. C. vĩ độ địa lí. D. ảnh hưởng của biển. Câu 17: Biểu hiện  tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là A. biên độ nhiệt lớn B. nhiệt độ trung bình năm trên 200C C. nhiệt độ trung bình năm trên 250C D. biên độ nhiệt nhỏ Câu 18: Vùng nào ít chịu ảnh hướng của bão ở nước ta? A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng Sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 19: Tiêu chí khác biệt nhất giữa khí hậu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là A. biên độ nhiệt. B. sự phân hóa mùa mưa – khô. C. lượng mưa. D. nhiệt độ trung bình năm. Câu 20: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Hành chính (trang 4, 5), em hãy cho biết tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất nước ta? A. Hưng Yên.                  B. Bắc Giang. C. Bắc Ninh.                    D. Bắc Cạn. Câu 21: Lợi thế do sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao mang lại là A. tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng. B. thế mạnh về du lịch. C. thuận lợi về đời sống. D. thế mạnh về nông sản nhiệt đới. Câu 22: Giải pháp nào hiệu quả nhất trong những năm gần đây về sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng ? A. Tăng cường đội ngũ quản lí. B. Ban hành Luật. C. Tuyên truyền giáo dục. D. Giao đất giao rừng. Câu 23: Cho số liệu: Tình hình diện tích rừng nước ta thời kì 1983 – 2012 A. biểu đồ hai hình tròn B. biểu đồ đường (đồ thị). C. biểu đồ cột nhóm. D. biểu đồ cột chồng. Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết tỉnh nào có diện tích lớn nhất nước ta? A. Sơn La                        B. Gia Lai C. Nghệ An                      D. Đắc Lắc Câu 25: Hạn chế về tự nhiên ở khu vực đồi núi nước ta là A. đất chủ yếu là feralit. B. khí hậu phân hoá đa dạng. C. Sông ngòi ngắn, dốc.  D. địa hình chia cắt. Câu 26: Vị trí thuộc khu vực nội chí tuyến tạo ra ý nghĩa nào sau đây đối với tự nhiên nước ta? A. Tạo ra sự phân hoá khí hậu. B. Tạo ra sự phân hóa đa dạng. C. Tạo nên tính chất nhiệt đới. D. Tạo nên sự đa dạng của sinh vật. Câu 27: Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi thể hiện ở A. địa hình chịu tác động mạnh mẽ bởi con người. B. núi cao chiếm 1% diện tích. C. phần lớn là đồi núi thấp. D. đồi núi chiếm¾ diện tích đất tự nhiên. Câu 28: Vườn quốc gia nào sau đây có bộ phận thuộc tỉnh Thái Nguyên? A. Cúc Phương.              B. Ba Bể C. Xuân Thuỷ.                 D. Tam Đảo. Câu 29: Điểm cực Tây trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào? A. Nghệ An.                    B. Điện Biên. C. Lai Châu.                    D. Kiên Giang. Câu 30: Ảnh hưởng tích cực của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp nước ta là A. .làm cho năng suất thiếu ổn định. B. Sinh ra nhiều sâu bệnh, dịch bệnh. C. phân chia thành các mùa vụ và cơ cấu sản phẩm đa dạng. D. làm cho chất lượng sản phẩm thiếu ổn định. Câu 31: Gió mùa Đông bắc lạnh chỉ ảnh hưởng đến phạm vi lãnh thổ phía bắc của vĩ tuyến nào sau đây? A. 180B                            B. 140B C. 160B                            D. 170B Câu 32: Vùng nào có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất vào đầu mùa hạ? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc. Câu 33: Thế mạnh về tự nhiên không phải của khu vực đồng bằng nước ta là A. phát triển nông nghiệp nhiệt đới. B. tiềm năng khoáng sản. C. tiềm năng thuỷ điện.  D. ưu thế về tài nguyên đất.. Câu 34: Theo Công ước về Luật biển Quốc tế 1982, vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn từ đường cơ sở đến tối đa A. 200 km.                       B. 24 hải lí. C. 200 hải lí.                    D. 200m. Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên theo Bắc – Nam là A. ảnh hưởng của địa hình. B. phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc. C. có bờ biển dài. D. chênh lệch về vĩ độ địa lí. Câu 36: Khác biệt nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long so với Đồng bằng Sông Hồng là A. có đất nhiễm mặn. B. có đất nhiễm phèn. C. có nhiều đất phù sa sông. D. khí hậu nóng quanh năm. Câu 37: Mốc thời gian mà nước ta chính thức thực hiện công cuộc Đổi mới nền kinh tế - xã hội là năm A. 1975.                           B. 1986 C. 1991.                           D. 1979. Câu 38: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Khí hậu (trang 9), em hãy cho biết khu vực nào của nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao nhất? A. Bắc Trung Bộ B. Đồng bằng sông Hồng C. Tây Bắc D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 39: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường : A. Nối các  điểm có độ sâu 200 m. B. Nằm cách bờ biển 12 hải lí. C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ. D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ. Câu 40: Phạm vi lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất gồm các bộ phận: A. Đất liền, thềm lục địa và vùng trời B. Vùng đất, hải đảo và vùng trời C. Vùng đất, vùng biển và vùng trời D. Vùng đất và vùng biển  

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 ĐIỂM) Câu 1. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, ngành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây? A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng. C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến. D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. Câu 2. Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. B. các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. C. chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa. D. tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn. Câu 3. Nước có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới. A. I- rắc.                   B. A- rập Xê-út C. I-ran.                   D. Hoa Kì. Câu 4. Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi . C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 5. Từ Mi-na al A-hma-đi - Giê-noa đi vòng qua châu Phi là 11069 hải lí, nếu đi qua kênh Xuy-ê chỉ mất 4705 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn khoảng ( % ). A. 58%.                          B. 70%. C. 42%.                          D. 50%. Câu 6. Từ Niu-Iooc đến Xan Phran-xi-xcô, đi vòng qua Nam Mĩ mất 13107 hải lí, nếu đi qua kênh Pa-na-ma chỉ mất 5263 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn đi khoảng ( % ). A. 60%.                         B. 70%. C. 25%.                        D. 50%. Câu 7. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung? A. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi. B. Đồng nhất với một điểm dân cư. C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp. D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng, xuất khẩu. Câu 8. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành. A. dịch vụ công.    B. dịch vụ tiêu dùng. C. dịch vụ kinh doanh.    D. dịch vụ cá nhân. Câu 9. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng. A. cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới. B. cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển. C. thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển. D. cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển. Câu 10. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 11. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.       B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.       D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 12. Có ranh giới Địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 13. Ý nào sau đây không nói về vai trò của ngành giao thông vận tải? A. Tham gia cung ứng nguyên liệu, vật tư, kĩ thuật cho sản xuất. B. Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. C. Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng. D. Góp phần phân bố dân cư hợp lí. Câu 14. Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là A. có tính tập trung cao độ. B. chỉ tập trung vào một thời gian nhất định. C. cần nhiều lao động.    D. phụ thuộc vào tự nhiên. Câu 15. Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học bao gồm A. máy công cụ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông. B. thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính. C. máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông. D. thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính. Câu 16. Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là A. quy mô, cơ cấu dân số. B. mức sống và thu nhập thực tế. C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Câu 17. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ? A. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. B. Di tích lịch sử văn hóa. C. Quy mô, cơ cấu dân số. D. Mức sống và thu nhập của người dân. Câu 18. Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải. A. đường ô tô.               B. đường sắt.    C. đường sông.              D. đường ống. II.  TỰ LUẬN: (4,0 ĐIỂM) Câu 1. (1,5 điểm). Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Câu 2. (2,5 điểm) Dựa vào bảng số liệu Quốc gia Giá trị xuất khẩu (tỉ USD) Giá trị nhập khẩu (tỉ USD) CHLB Đức 914,8 717,5 Pháp 451,0 464,1 Anh 345,6 462,0 Ca- na -đa 322,0 275,8  Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một số nước, năm 2004 a. Tính cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia trên. b. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của các quốc gia trên.  

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2017 môn lịch sử - Đề số 7

Lịch sử

“Ba nhất “ và “Đại Phong “ là tên phong trào thi dua thực hiện kế hoạch 5 nam lần thứ I ở Miền Bắc trong các nghành ?

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Người dân Hoa Kì chủ yếu sống A. ở vùng nông thôn.  B. ở đồng bằng Trung tâm. C. trong các thành phố. D. ở vùng phía Tây. Câu 2: Tây Nam Á tiếp giáp với khu vực nào của Châu Á? A. Trung Á, Nam Á. B. Bắc Á, Nam Á.  C. Đông Á, Trung Á. D. Nam Á, Đông  Á. Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với nông nghiệp của Hoa Kì? A. Gía trị sản lượng nông nghiệp năm 2004 chiếm 0,9% GDP. B. Nông nghiệp hàng hóa hình thành muộn, phát triển chậm. C. Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. D. Hình thành tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp là các trang trại. Câu 4: Chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì năm 2004 là: A. công nghiệp điện lực.  B. công nghiệp khai khoáng. C. công nghiệp dệt-may.   D. công nghiệp chế biến. Câu 5: Đồng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn của vùng trung tâm phần lãnh thổ Hoa Kì thuộc trung tâm Bắc Mĩ phân bố chủ yếu ở A. phía đông.                   B. phía nam. C. phía tây.                      D. phía bắc. Câu 6: Hai sông chính ở phía Tây lãnh thổ Hoa Kì là: A. Cô-lô-ra-đô và Cô-lum-bi-a.   B. A-can-dat và Ô-hai-ô. C. Ô-hai-ô và Cô-lô-ra-đô.  D. Ô-hai-ô và Mit-xi-xi-pi. Câu 7: Cho bảng số liệu sau, nhận xét nào đúng? TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ SUẤT TỬ THÔ CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1990-2010 (Đơn vị: %) A. Tỉ suất sinh thô giảm nhiều hơn tỉ suất tử thô. B. Tỉ suất tử thô có tốc độ giảm nhanh hơn tỉ suất sinh thô. C. Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của Hoa Kì đều tăng. D. Tỉ suất tử thô luôn lớn hơn tỉ suất sinh thô. Câu 8: Vùng tự nhiên nào của phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2 000m, chạy song song theo hướng Bắc Nam? A. Vùng phía Đông.  B. Vùng ven Đại Tây Dương. C. Vùng Trung Tâm. D. Vùng phía Tây. Câu 9: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG, DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ LƯỢNG DẦU THÔ TIÊU DÙNG CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á GIAI ĐOẠN 1990-2010 (Đơn vị: nghìn thùng) A. biểu đồ cột ba. B. biểu đồ đường.  C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ cột đôi. Câu 10: Lãnh thổ Hoa Kì không bao gồm A. quần đảo Ăng-ti Lớn.   B. bán đảo A-la-xca. C. quần đảo Ha-oai.  D. phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ. Câu 11: Hoa Kì  nằm ở A. bán cầu Đông, nửa cầu Bắc. B. bán cầu Tây. C. bán cầu Đông.  D. nửa cầu Nam. Câu 12: Hàng năm Hoa Kì xuất khẩu trung bình khoảng bao nhiêu tấn lúa mì? A. 20 triệu tấn.                B. 30 triệu tấn. C. 10 triệu tấn.                D. 40 triệu tấn. Câu 13: Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp Hoa Kì là: A. nông trường quốc doanh.   B. hộ gia đình. C. trang trại.   D. hợp tác xã. Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với khu vực Tây Nam Á? A. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất quanh khu vực vịnh Péc-Xích. B. Diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người năm (2005). C. Phần lớn dân cư theo đạo Thiên chúa giáo. D. Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên. Câu 15: Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VÀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1990-2010   A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột kết hợp. C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ cột nhóm. Câu 16: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là: A. 5671,5 tỉ USD.            B. 4562,4 tỉ USD.  C. 2344,2 tỉ USD.            D. 3453,3 tỉ USD. Câu 17: Vùng phía tây phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ tập trung nhiều A. kim loại đen.  B. khoáng sản nhiên liệu. C. kim loại quý hiếm. D. kim loại màu. Câu 18: Hai bang hải ngoại nằm cách xa phần lớn lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ hàng nghìn km là: A. Phlo-ri-đa và Can-dát.  B. Ca-li-phooc-ni –a và Tếch dát. C. Can dát và Giooc-gia.  D. A-la-xca và Ha-Oai. Câu 19: Phần đất Hoa Kì nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ có diện tích rộng hơn A. 6 triệu km2.                 B. 7 triệu km2.   C. 9 triệu km2.                 D. 8 triệu km2. Câu 20: Dân nhập cư vào Hoa Kì đa số là người A. châu Phi.                     B. Ca-na-đa. C. châu Âu.                     D. Mĩ la tinh. Câu 21: Ý nào sau đây không đúng với quần đảo Ha-Oai của Hoa Kì? A. Nằm giữa Thái Bình Dương.    B. Có tiềm năng rất lớn về du lịch. C. Có trữ lượng lớn về dầu mỏ, khí tự nhiên. D. Có tiềm năng rất lớn về hải sản. Câu 22: Tây Nam Á có diện tích khoảng A. 8 triệu km2                  B. 5 triệu km2   C. 6 triệu km2                  D. 7 triệu km2 Câu 23: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì ? A. Đứng đầu thế giới về khai thác than đá, vàng, phốt phát. B. Có sản lượng điện đứng đầu thế giới (năm 2004). C. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP giai đoạn 1960-2004 có xu hướng giảm. D. Công nghiệp chế biến chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước. Câu 24: Quốc gia có diện tích rộng nhất Tây Nam Á là A. I-Ran.                         B. Thổ Nhĩ  Kỳ.   C. Ả Rập-Xê út.              D. Ap-ga-ni-xtan. Câu 25: Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản A. lớn thứ hai thế giới.  B. lớn thứ nhất thế giới. C. lớn thứ ba thế giới.    D. lớn thứ tư thế giới. Câu 26: Diện tích của Hoa Kỳ là: A. 8538 nghìn km2. B. 7447 nghìn km2.  C. 9629 nghìn km2. D. 6356 nghìn km2. Câu 27: Tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP của Hoa Kì năm 2004 là: A. 62,1 %.                       B. 79,4 %.  C. 80,5 %.                       D. 86,7 %. Câu 28: Phần lớn dân cư trong khu vực Tây Nam Á theo đạo A. Hồi.                             B. Phật.  C. Thiên chúa giáo.         D. Do thái. Câu 29: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là A. than, sắt. B. dầu mỏ, khí đốt.  C. kim loại màu. D. than, sắt, đồng. Câu 30: Hoa Kì có bao nhiêu hãng hàng không lớn hoạt động? A. 50.                               B. 30.   C. 20                                D. 40. Câu 31: Với dân số hơn 313 triệu người (năm 2005) diện tích 7 triệu km2. Vậy mật độ dân số trung bình của khu vực Tây Nam Á là bao nhiêu? A. 45 người/km2              B. 49 người/km2 C. 40 người/km2              D. 50 người/km2 Câu 32: Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình ngoại thương của Hoa Kì? A. Từ năm 1990 đến 2004, giá trị nhập siêu ngày càng lớn. B. Năm 2004, giá trị nhập siêu của Hoa Kì là 707,2 tỉ USD. C. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2004 là 2344,2 tỉ USD. D. Chiếm khoảng 21% tổng giá trị ngoại thương thế giới. Câu 33: GDP bình quân theo đầu người của Hoa Kì năm 2004 là: A. 20848 USD.                  B. 57516 USD. C. 39739 USD.                  D. 48627 USD. Câu 34: Dầu mỏ, khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều nhất ở vùng A. vịnh Péc-Xích.  B. đồng bằng Lưỡng Hà. C. bán đảo Tiểu Á.   D. sơn nguyên I-Ran. Câu 35: Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển dịch từ A. các bang vùng Đông Bắc đến các bang vùng phía Tây. B. các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương. C. các bang ven Thái Bình Dương đến các bang vùng Đông Bắc. D. các bang phía Tây sang các bang phía Đông. Câu 36: Tỉ suất gia tăng tự nhiên của Hoa Kì năm 2004 là: A. 0,6 %.                         B. 1,0 %. C. 0,2 %.                         D. 1,5 %. Câu 37: Hình dạng lãnh thổ phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ cân đối là một thuận lợi cho A. sản xuất nông nghiệp và khai thác tài nguyên. B. sản xuất công nghiệp và phân bố mạng lưới đô thị. C. khai thác tài nguyên và tổ chức sản xuất công nghiệp. D. phân bố sản xuất và phát triển giao thông. Câu 38: Từ năm 1960 đến năm 2004, tỉ trọng khu vực dịch vụ Hoa Kì A. tăng.  B. ổn định ở mức khoảng 70%. C. giảm mạnh.  D. có xu hướng giảm. Câu 39: Quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á (năm 2003) là: A. I-Rắc.                          B. Cô-Oét.  C. I-Ran.                          D. Ả-Rập-Xê –út. Câu 40: Hoa Kì được thành lập vào năm A. 1898.                           B. 1776. C. 1532.                           D. 1654.  

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta thay đổi như thế nào từ năm 2000 - 2007? A. tăng giảm không ổn định. B. tăng liên tục. C. giảm liên tục. D. không biến đổi. Câu 2: Khu vực chiếm tỉ trọng thấp nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là A. có vốn đầu tư nước ngoài. B. cá nhân. C. tư nhân. D. Nhà nước. Câu 3: Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta bao gồm A. địa hình, sinh vật, làng nghề, ẩm thực. B. địa hình, di tích, lễ hội, sinh vật. C. địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. D. khí hậu, nước, sinh vật, lễ hội. Câu 4: Quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. B. Đô thị phân bố đều giữa các vùng. C. Trình độ đô thị hóa còn thấp. D. Tỉ lệ dân thành thị giảm. Câu 5: Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế Nhà nước. C. Kinh tế ngoài Nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến giảm tỉ lệ gia tăng dân số nước ta hiện nay là A. hủ tục lạc hậu đã bị xóa bỏ. B. công tác y tế có nhiều tiến bộ. C. mức sống ngày càng được cải thiện. D. kết quả của kế hoạch hoá gia đình. Câu 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước là do A. địa hình dốc, sông nhỏ nhiều thác ghềnh. B. sông ngòi đầy nước, địa hình dốc. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa. D. mưa nhiều, sông đầy nước quanh năm. Câu 8: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng lên là nhờ A. tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đa dạng các loại hình đào tạo. B. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. C. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. D. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Câu 9: Nhân tố nào sau đây được cho là quan trọng nhất thúc đẩy ngành du lịch nước ta phát triển? A. Tài nguyên du lịchphong phú. B. Tình hình chính trị ổnđịnh. C. Chất lượng phục vụ ngàycàngtốt. D. Đời sống nhân dân được nângcao. Câu 10: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Nănglượng. B. Sản xuất hàng tiêudùng. C. Khai tháckhoángsản. D. Chế biến lương thực, thựcphẩm Câu 11: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. khí hậu diễn biếnthấtthường. B. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệcao C. khoáng sản phân bốrảirác. D. địa hình dốc, giao thông khókhăn. Câu 12: Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp? A. Cả nước rất ít  đô thịđặcbiệt. B. Mạng lưới đô thị phân bố khôngđều. C. Dân thành thị chiếm tỉlệthấp. D. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạnchế. Câu 13: Đất phù sa ở nước ta là loại đất thích hợp nhất để phát triển loại cây nào sau đây? A. Cây thực phẩm, cây công nghiệplâunăm. B. Cây công nghiệp lâu năm và cây ănquả. C. Cây công nghiệp hàng năm và câythựcphẩm. D. Cây lương thực, cây rau đậu, cây ănquả. Câu 14: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007. B. Cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007. C. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007. D. Tốc độ tăng trưởng lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007. Câu 15: Đặc điểm nào không phải là ưu điểm của nguồn lao động nước ta? A. Khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật. B. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất. C. Tỉ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn ít. D. Dồi dào, tăng khá nhanh. Câu 16: Thế mạnh nào sau đây không phải là của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Trồng và chế biến cây công nghiệp. B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện. C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn). D. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch. Câu 17: Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là A. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. B. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. C. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. Câu 18: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. khu vực I giảm, khu vực II không thay đổi, khu vực III tăng. B. khu vực I giảm, khu vực II tăng, khu vực III tăng. C. khu vực I tăng, khu vực II giảm, khu vục III tăng. D. khu vực I không thay đổi, khu vực II tăng, khu vực III giảm. Câu 19: Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2013 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 2005 2007 2010 2013 Nhà nước 11,6 11,0 10,4 10,2 Ngoài nhà nước 85,8 85,5 86,1 86,4 Có vốn đầu tư nước ngoài 2,6 3,5 3,5 3,4 Nhận xét nào đúng với bảng số liệu trên? A. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang tăng. B. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. C. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng. D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng ổn định. Câu 20: Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua A. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. B. cơ cấu dân số theo giới tính. C. cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế. D. cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Câu 21: Dựa vào bản đồ công nghiệp chung Atlat ĐLVN trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng ở nước ta? A. Hải Phòng. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Hà Nội. D. Cà Mau. Câu 22: Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn         (Đơn vị: %) Năm Thành thị Nông thôn 1990 19,5 80,5 1995 20,8 79,2 2000 24,2 75,8 2005 26,9 73,1 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tỉ lệ dân nông thôn giảm liên tục. B. Tỉ lệ dân nông thôn cao nhất là năm 2005. C. Tỉ lệ dân thành thị tăng đều qua các năm. D. Tỉ lệ dân thành thị cao nhất là năm 2000. Câu 23: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. tăng tỉ trọng của khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. B. tăng nhanh tỉ trọng khu vực III và I, giảm tỉ trọng khu vực II. C. tăng tỉ trọng khu vực II và III, giảm tỉ trọng khu vực I. D. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III. Câu 24: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 24, hãy cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là các quốc gia nào sau đây? A. Ấn Độ, Nhật Bản. B. Liên Bang Nga, Hoa Kì. C. Hoa Kì, Nhật Bản. D. Singapore, Hàn Quốc. Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số nước ta? A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc. B. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi. C. Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn. D. Gia tăng dân số tự nhiên giảm. Câu 26: Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là A. các nước Đông Nam Á và Nhật Bản. B. Nhật Bản và Trung Quốc. C. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. D. châu Á Thái Bình Dương và châu Âu. Câu 27: Ý nào sau đây không phải là tác động của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta A. Tỉ lệ dân cư thành thị tăng nhanh. B. Tạo thêm việc làm cho người lao động. C. Tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số. Câu 28: Vùng có mật độ dân số thấp nhất trong các vùng sau của nước ta là A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 29: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh/thành phố có giá trị sản xuất thủy sản chiếm trên 50% trong tổng giá trị ngành nông, lâm, thủy sản là A. Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đà Nẵng. B. Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau. C. Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau. D. Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Câu 30: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, Tây Nguyên không có nhà mày thủy điện nào sau đây? A. Xê Xan. B. Đrây Hlinh. C. Trị An. D. Yaly. Câu 31: Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hoá, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là A. quảng canh, cơ giới hoá. B. luân canh và xen canh. C. thâm canh, chuyên môn hoá. D. đa canh và xen canh. Câu 32: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? A. Có thế mạnh lâu dài. B. Thúc đẩy các ngành khác phát triển. C. Có nguồn lao động dồi dào. D. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. Câu 33: Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. thuốc lá. B. chè. C. cà phê. D. đậu tương. Câu 34: Một trong những thế mạnh thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. chăn nuôi gia cầm. B. nuôi thuỷ sản. C. cây trồng ngắn ngày. D. chăn nuôi gia súc lớn. Câu 35: Cho biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo ngành ở nước ta năm 2000 và 2008 (Đơn vị: %) Nhận xét nào sau đây đúng? A. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng; tỉ trọng công nghiệp khai thác mỏ tăng. B. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thac mỏ, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng tăng; tỉ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng giảm. C. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng giảm; tỉ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng tăng. D. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ có xu hướng giảm; tỉ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng. Câu 36: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Gia rai, Ê đê, Chăm, …) phân bố chủ yếu ở vùng nào của nước ta? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Trung Bộ. D. TDMN Bắc Bộ. Câu 37: Nhà máy thuỷ điện Trị An được xây dựng trên sông nào sau đây? A. Srepok. B. Đồng Nai. C. Sài Gòn. D. Xexan. Câu 38: Hải Phòng là trung tâm công nghiệp của vùng nào sau đây? A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 39: Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta là do nơi đây A. cơ sở chế biến rất phát triển. B. nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất. C. có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp. D. nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp lớn. Câu 40: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, tỉnh nào có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng/người đạt trên 16 triệu đồng? A. Đà Nẵng. B. Quảng Ninh. C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Khánh Hòa.  

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I.   TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm cho các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt là: A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. B. tác động của hoàn lưu khí quyển. C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. D. Do ảnh hưởng của các dòng biển. Câu 2: Đối với đất địa hình không đóng vai trò trong việc: A. Làm tăng sự bồi tụ  B. Làm tăng sự xói mòn C. Thay đổi thành phần cơ giới của đất  D. Tạo ra các vành đai đất Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của các hành tinh: A. Là khối vật chất trong Vũ Trụ.  B. tự phát ra ánh sáng. C. Không tự phát sáng.  D. Chuyển động quanh Mặt Trời. Câu 4: Gió mùa là loại gió trong một năm có: A. Hướng gió thay đổi không theo mùa B. Mùa hè từ lục địa ra, mùa đông từ biển thổi vào C. Hai mùa thổi cùng hướng nhau D. Hai mùa thổi ngược hướng nhau Câu 5: Trên Trái Đất nơi có lượng mưa nhiều nhất là vùng A. gần 2 cực.  B. chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. C. ôn đới.  D. xích đạo. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không thuộc mảng kiến tạo: A. Hiện nay đã ngừng dịch chuyển. B. Gồm bộ phận lục địa và cả vùng lớn của đáy đại dương. C. Một bộ phận của lớp vỏ Trái Đất bị tách dãn do các đứt gãy. D. Dịch chuyển được là nhờ các dòng đối lưu vật chất trong lớp Manti trên. Câu 7: Sinh quyển là A. Là quyển của Trái Đất, trong đó có thực vật và động vật sống. B. Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sống. C. Nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật. D. Nơi sinh sống của thực vật và động vật. Câu 8: Sinh ra ngoại lực chủ yếu từ nguồn năng lượng: A. Thủy triều  B. Bức xạ Mặt Trời         C. Gió D. Động đất và núi lửa Câu 9: Khu vực có nhiệt độ cao nhất bề mặt Trái Đất, ở: A. Chí tuyến B. Xích đạo   C. Lục địa chí tuyến D. Lục địa và xích đạo Câu 10: Khi khu vực giờ gốc là 5 giờ sáng thì ở Việt Nam (múi giờ số 7) lúc đó là: A. 7 giờ sáng                   B. 7 giờ tối C. 12 giờ trưa                  D. 12 giờ đêm Câu 11: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ một lần ở: A. Cực Bắc và Nam B. Chí tuyến Bắc và Nam C. Ngoại chí tuyến D. Nội chí tuyến Câu 12: Từ trong ra ngoài, cấu tạo của Trái Đất theo thứ tự các lớp: A. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa và vỏ đại dương. B. Nhân, bao Manti, vỏ đại dương, vỏ lục địa. C. Nhân, vỏ lục địa, vỏ đại dương, bao Manti.                   D. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa, vỏ đại dương. Câu 13: Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào A. Độ dốc của mặt nước ở nguồn sông  B. Độ dốc của mặt nước ở cửa sông C. Độ dốc của đáy sông D. Độ dốc và độ rộng của lòng sông Câu 14: Địa hào được hình thành do: A. Các lớp đá có bộ phận trồi lên. B. Các lớp đá uốn thành nếp. C. Các lớp đá bị nén ép. D. Các lớp đá có bộ phận bị sụt xuống. Câu 15: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được: A. Sự phân bố không đồng đều của đối tượng địa lí. B. Sự phân bố liên tục của đối tượng địa lí. C. Cơ cấu của đối tượng địa lí. D. Sự phân bố đồng đều của đối tượng địa lí. Câu 16: Đồng bằng châu thổ là dạng địa hình được hình thành bởi quá trình: A. Tích tụ                        B. Xâm thực  C. Vận chuyển                D. Bào mòn  II.   TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: sự luân phiên ngày và đêm. Câu 2: (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Câu 3: (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1990-2008 Đơn vị: Triệu tấn a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008 b) Nhận xét sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008.  

Đề số 7 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan được xếp vào nhóm nước: A. công nghiệp mới.          B. chậm phát triển. C. phát triển.                   D. đang phát triển. Câu 42: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự bùng nổ công nghệ cao với bốn trụ cột công nghệ chính là: A. sinh học, vật liệu, năng lượng và thông tin. B. hóa học, thông tin, vật liệu, năng lượng. C. sinh học, vật liệu, nguyên tử, thông tin. D. vật liệu, năng lượng, thông tin, điện tử. Câu 43: Sự tương phản rõ rệt nhất giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển trên Thế giới thể hiện ở: A. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.  B. GDP bình quân đầu người/năm. C. sự phân hóa giàu nghèo.  D. mức gia tăng dân số. Câu 44: Cho bảng số liệu: Sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm (%) Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm: A. cột nhóm.                   B. cột đơn. C. đường.                       D. tròn. Câu 45: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng: A. Nam Trung Bộ.            B. Bắc Trung Bộ C. vịnh Thái Lan.              D. vịnh Bắc Bộ. Câu 46: Cho bảng số liệu sau: Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên Thế giới năm 2003 (Đơn vị: nghìn thùng/ngày) Lượng dầu thô khai thác với lượng dầu thô tiêu dùng có sự chênh lệch lớn ở khu vực: A. Tây Nam Á, Đông Á. B. Tây Nam Á, Bắc Mỹ. C. Tây Nam Á, Trung Á.  D. Tây Nam Á, Tây Âu. Câu 47: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự tiếp giáp của các châu lục là: A. châu Mỹ, châu Úc và châu Phi.  B. châu Á, châu Âu và châu Phi. C. châu Âu, châu Mỹ và châu Á.  D. châu Á, châu Âu và châu Úc. Câu 48: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì: A. ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ trong đại Cổ sinh đã làm cho lãnh thổ nước ta nâng lên. B. lãnh thổ được hình thành sớm và được nâng lên trong các pha uốn nếp trong vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh. C. hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo. D. lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo. Câu 49: Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là: A. rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. B. toàn cầu hóa nền kinh tế, thương mại quốc tế tăng nhanh. C. xuất hiện ngành mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thứC. D. tăng sức sản xuất, nâng cao mức sống, hình thành nền kinh tế tri thức. Câu 50: Đặc điểm khí hậu với hai mùa mưa và khô rõ rệt nhất được thể hiện ở: A. trên cả khu vực từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.  B. khu vực từ Quy Nhơn trở vào. C. chỉ có ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. chỉ có ở Nam Bộ. Câu 51: Nguồn tài nguyên vừa mang lại niềm hạnh phúc vừa mang lại đau thương cho dân cư Tây Nam Á là: A. than đá, kim cương và vàng.    B. dầu mỏ, khí đốt và nguồn nước ngọt. C. uran, boxit và thiếc.   D. đồng, photphat và năng lượng Mặt Trời. Câu 52: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta: A. giảm dần từ Bắc vào Nam. B. tăng dần từ Bắc vào Nam. C. tăng giảm không theo quy luật. D. không có sự thay đổi trên phạm vi cả nước. Câu 53: Nhận định không nói lên ý nghĩa quan trọng của hệ thống các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng là: A. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa. B. phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản và giao thông vận tải biển. C. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo. D. là nơi lý tưởng để xây dựng các cảng biển, mở rộng mối quan hệ giao thương với nước ngoài. Câu 54: Loại rừng phổ biến ở nước ta hiện nay là: A. rừng gió mùa thường xanh.    B. rừng gió mùa nửa rụng lá. C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.  D. rừng thứ sinh các loại. Câu 55: Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, biện pháp không thích hợp là: A. phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh định cư cho người dân tộc. B. làm ruộng bậc thang. C. xây dựng nhiều nhà máy thủy điện với hồ chứa nước lớn. D. bảo vệ rừng đầu nguồn. Câu 56: Chiếm 80% dân số và 95% lượng gia tăng dân số hàng năm trên toàn Thế giới là của nhóm nước: A. các nước công nghiệp mới.   B. chậm phát triển. C. đang phát triển D. phát triển. Câu 57: Trong các nước ở Trung Á, nước ít chịu ảnh hưởng của đạo Hồi là: A. Curoguxtan.              B. Cadacxtan.  C. Tatgikixtan.               D. Mông Cổ. Câu 58: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông là: A. sông Đà và sông Mã.   B. sông Đà và sông Lô. C. sông Hồng và sông Chảy.   D. sông Hồng và sông Đà. Câu 59: Số thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tính đến tháng 1/2007 là: A. 150 thành viên. B. 145 thành viên. C. 157 thành viên. D. 160 thành viên. Câu 60: Đồng bằng duyên hải miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt là do: A. đồi núi ở cách xa biển.    B. đồi núi ăn ra sát biển. C. bờ biển bị mài mòn mạnh mẽ. D. nhiều sông. Câu 61: Dựa vào bảng số liệu sau đây về nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình của Hà Nội: Tháng lạnh và khô ở Hà Nội là: A. tháng I, II, XII.  B. tháng I, II, XI, XII. C. tháng I, II.  D. tháng I, II, III, XI, XII. Câu 62: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa các khu vực của nước ta là: A. một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, mùa đông lạnh ở miền Bắc, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và ven biển miền Trung. B. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. C. một mùa khô sâu sắc ở miền Bắc, mùa đông lạnh ở Tây Nguyên, mùa mưa khô đối lập ở ven biển miền Trung và miền Nam. D. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, mùa khô sâu sắc ở Tây Nguyên, hai mùa mưa khô đối lập ở miền Nam. Câu 63: Các vịnh biển Hạ Long, Xuân Đài, Vân Phong, Quy Nhơn thuộc các tỉnh tương ứng theo thứ tự: A. Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên. B. Bình Định, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên. C. Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định. D. Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ninh. Câu 64: Việt Nam là thành viên của tổ chức: A. NAFTA.                      B. APEC.  C. OPEC.                        D. EU. Câu 65: Năm 2005, ngành kinh tế có tỷ trọng đóng góp GDP thấp nhất trong cơ cấu kinh tế nước ta là: A. dịch vụ.                      B. nông nghiệp. C. thương mại.                D. công nghiệp. Câu 66: Sau năm 1975, kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, nguyên nhân chính là do: A. chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch. B. tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp. C. nước ta đi lên từ nước nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. D. cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực. Câu 67: Dấu ấn chủ nghĩa thực dân để lại ở châu Phi dễ nhận thấy trên bản đồ là: A. sự phân bố dân cư tập trung không đều giữa các vùng. B. các mỏ khoáng sản quý hiếm được khai thác mạnh mẽ. C. đường biên giới giữa các quốc gia thẳng, một số tên nước gần giống nhau. D. sự phân bố các cơ sở công nghiệp phần lớn tập trung ở ven biển. Câu 68: Đặc điểm quy định đại bộ phận lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ số 7 là do: A. nước ta nằm gần trung tâm của Đông Nam Á. B. lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài trên nhiều vĩ tuyến. C. có kinh tuyến 1050Đ chạy qua giữa lãnh thổ. D. nước ta nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông. Câu 69: Thương mại quốc tế phát triển mạnh là do: A. nguồn hàng hóa Thế giới tăng nhanh. B. hoạt động của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). C. phân công lao động quốc tế. D. giao lưu, hợp tác giữa các nước. Câu 70: Các công ty xuyên quốc gia có vai trò: A. thực hiện phân công lao động quốc tế. B. khai thác triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật. C. tạo mối liên kết giữa các quốc gia trên Thế giới. D. nắm nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng của Thế giới. Câu 71: Đường biên giới quốc gia trên biển là ranh giới bên ngoài của: A. tiếp giáp lãnh hải. B. lãnh hải. C. đặc quyền kinh tế.  D. thềm lục địa. Câu 72: Trở ngại lớn nhất trong vấn đề cải cách kinh tế ở Mỹ Latinh là: A. dân số còn tăng nhanh, việc làm còn thiếu. B. trình độ dân trí thấp, khoa học kỹ thuật yếu kém. C. sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở Mỹ Latinh. D. chiến tranh ở một số nước làm mất ổn định xã hội. Câu 73: Đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long là: A. bị ngập lụt vào mùa mưa trên diện rộng.   B. bị nhiễm phèn vào mùa mưa với diện tích lớn. C. có địa hình tương đối cao và khá bằng phẳng.   D. có hệ thống đê bao quanh để chống ngập. Câu 74: Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam: A. Bãi Cháy, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. B. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu. C. Vân Phong, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Mũi Né, Vũng Tàu. D. Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. Câu 75: Các vùng kinh tế hợp thành miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng duyên hải miền Trung. C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. D. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 76: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta: A. có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. B. khí hậu có một mùa đông lạnh. C. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.  D. chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á. Câu 77: Khí hậu và đất đai ở Mỹ Latinh thuận lợi cho các loại cây trồng là: A. lương thực vùng ôn đới.  B. cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. C. lương thực vùng nhiệt đới.    D. cây công nghiệp và cây ăn quả ôn đới. Câu 78: Ở độ cao từ 1600 - 1700 là phạm vi phân bố của hệ sinh thái: A. rừng á nhiệt đới mưa mù trên đất mùn alít.  B. rừng á nhiệt đới lá kim. C. rừng thưa nhiệt đới lá kim. D. rừng á nhiệt đới lá rộng. Câu 79: Miền núi nước ta thường có nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất là do: A. mưa ít nhưng tập trung theo mùa, độ dốc địa hình lớn. B. mưa nhiều tập trung vào một mùa, độ dốc địa hình lớn. C. mưa nhiều quanh năm, độ dốc địa hình lớn. D. rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích đất trống đồi trọc tăng. Câu 80: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có thể tiến thêm ra biển từ vài chục đến gần trăm mét là nhờ: A. ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá. B. ven biển có nhiều đảo lớn, nhỏ. C. thềm lục địa có đáy nông và có các cửa sông lớn. D. bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp.